Giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm

Theo phụ lục số 06-MP, ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, có 3 kim loại nặng bị giới hạn trong mỹ phẩm là chì, thủy ngân, asen.

Theo đó, các giới hạn của những chất này ở Việt Nam (cũng như ở khu vực ASEAN) như sau:

Giới hạn của các kim loại kể trên là rất thấp (quy đổi sang tỉ lệ % thì thủy ngân, asen và chì có nồng độ tối đa lần lượt là 0,000001%, 0,000005%, và 0,00002%), nồng độ này không có ý nghĩa những chất này là thành phần, mà chỉ được coi như là tạp chất. Nhà sản xuất không chủ ý cho những kim loại nặng này vào mỹ phẩm nhưng vì lý do nào đó mà mỹ phẩm vẫn có thể bị nhiễm những kim loại nặng này, thông thường là nguyên liệu đầu vào có thể chứa tạp chất, hoặc môi trường sản xuất chứa tạp chất. Trong nền sản xuất hóa chất và chế biến các nguyên liệu tự nhiên, việc một chất chỉ có độ tinh khiết lên đến 99,99% là điều bình thường (ví dụ như vàng chất lượng tốt nhất hiện tại cũng là vàng 99,99% - vàng “bốn con chín” chứ không có vàng 100%).

 

Tại sao thủy ngân, chì và asen lại bị cấm trong mỹ phẩm?

 

Cả 3 kim loại nặng này đều ảnh hưởng đến mạng sống của con người, khiến cơ thể bị nhiễm kim loại nặng và có thể dẫn đến tử vong.

- Asen là thạch tín, là một chất kịch độc (trong các phim kiếm hiệp Trung Quốc, người ta đầu độc nhau bằng chất này). 0,12 gram thạch tín có thể gây chết người. Theo Viện hàn lâm khoa học Mỹ, dư lượng thạch tín 50 phần tỷ trong nước uống – tức là hàm lượng được Mỹ và Châu Âu cho phép – cũng gây nguy cơ ung thư là 15 trên 1000 người sử dụngAsen gây ra các hiện tượng như khô miệng, đau bụng, cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Gây ra các bệnh như viêm thận, tiêu huyết, rối loạn sắc tố da, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen. Thậm chí có khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh gan.

- Chì đã từng được sử dụng để làm mỹ phẩm, thời xưa các nữ hoàng Ai Cập sử dụng nó để làm chì kẻ mắt và chì vẫn còn sử dụng mãi đến sau này. Vào thế kỷ 18, ở Châu Âu có nhiều ca ngộ độc chì do trang điểm, với triệu chứng là sưng và viêm mắt, hỏng men răng, đen da, và tử vong. Chì là một kim loại nặng, Nếu hấp thụ phải chì, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, thận, tủy,.. Nếu hấp thụ ở mức độ ít thường có triệu chứng đau bụng, đau khớp, tăng huyết áp. Nếu ở mức độ cao có thể đẫn đến nguy cơ tai biến, thậm chí gây tử vong.

- Thủy ngân đã từng được sử dụng trong việc chữa bệnh và từng được tin là có thể kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên bây giờ khoa học hiện đại đã biết rằng chì ở dạng hơi hoặc các hợp chất và muối của thủy ngân là những chất kịch độc và dễ dàng được hấp thụ qua da. Ví dụ như độc tính của dimetyl thủy ngân là chỉ cần vài microlit rơi vào da có thể gây tử vong.

Hiện tại chúng ta đang không phân loại các chất độc này theo dạng hữu cơ hay vô cơ. Tuy rằng asen vô cơ thì độc còn asen hữu cơ thì không, hoặc thủy ngân vô cơ thì ít độc so với thủy ngân hữu cơ, nhưng hiện tại, giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm theo Bộ Y Tế và theo ASEAN bao gồm tất cả các chất hữu cơ và vô cơ của chì, thủy ngân và asen.

Giới hạn của các kim loại kể trên là rất thấp (quy đổi sang tỉ lệ % thì asen và chì có nồng độ tối đa lần lượt là 0,000005%, và 0,00002%), nồng độ này không có ý nghĩa những chất này là thành phần, mà chỉ được coi như là tạp chất. Nhà sản xuất không chủ ý cho những kim loại nặng này vào mỹ phẩm nhưng vì lý do nào đó mà mỹ phẩm vẫn có thể bị nhiễm những kim loại nặng này, thông thường là nguyên liệu đầu vào có thể chứa tạp chất, hoặc môi trường sản xuất chứa tạp chất. Trong nền sản xuất hóa chất và chế biến các nguyên liệu tự nhiên, việc một chất chỉ có độ tinh khiết lên đến 99,99% là điều bình thường. Chì trong son môi có tác dụng giúp cho son môi lâu trôi, bền màu. Chì hiện diện trong các chất tạo màu dạng bột, đặc biệt là màu đỏ. Ngoài ra, chì còn xuất hiện dưới dạng tạp chất của các thành phần tạo ra son môi như: dầu paraffin, vaseline, kẽm oxit, titan dioxit,… Thực tế, son môi đều chứa chì, đặc biệt là những dòng son có chất son đẹp, mượt, bền. Tuy nhiên, chì trong son môi đóng vai trò như một yếu tố vi lượng, và liều lượng thấp ( vài phần triệu). Dù là vậy, nếu hàm lượng chì vượt giới hạn hàm lượng chì trong son môi thì sẽ gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Quy trình thử chì, thủy ngân và asen trong mỹ phẩm được thực hiện tại các Viện kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là quy trình phức tạp và nguy hiểm bởi những kim loại này đều có độc tố cao.

 Theo suckhoedoisong.vn